KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
GV thực hiện: Trần Thị Lịch
Tiết 154
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
II . Những yêu cầu cần đạt :
1 . Kỹ năng : Nghị luận về đoạn thơ , bài thơ .
2 . Nôi dung : Tình bà cháu .
I .Đề bài :
3 . Dàn ý :
a . Mở bài : Giới thiệu khái quát bài thơ .
b. Thân bài : Nhận xét , đánh giá nội dung và
nghệ thuật của bài thơ để làm nổi
bật các luận điểm .
- Luận điểm 1 : Hình ảnh bếp lửa xuất hiện từ
đầu bài thơ .
Luận điểm 2 : Từ hình ảnh bếp lửa tác giả nhớ
về kỷ niệm những năm tháng sống cùng bà.
Luận điểm 3: Hình ảnh bếp lửa gắn liền
hình ảnh người bà .
Luận điểm 4 : Tình cảm của người cháu
dành cho bà
c . Kết bài : Đánh giá chung về nội dung và
nghệ thuật của bài thơ , nêu
suy nghĩ của bản thân
III. Ưu , khuyết điểm :
1 . Ưu điểm :
Nắm được các luận điểm chính của bài thơ .
- Đa số nắm được kỹ năng làm bài nghị luận .
- Một số bài lập luận khá chặt chẽ , văn viết
có cảm xúc .
- Hầu hết bài làm có bố cục đầy đủ.
-Một số bài trình bày sạch , chữ viết
đẹp, không sai lỗi chính tả .
2 . Khuyết điểm :
-Lập luận chưa tốt , câu văn chưa trau chuốt ,
gọt giũa .
-Một số chưa nắm được kỹ năng nghị luận ,
không khai thác nghệ thuật .
-Diễn đạt lủng củng , sai lỗi chính tả ,
sai cú pháp …
- Đa số thiếu phần mở rộng .
IV . Đánh giá – Nhận xét – Sửa lỗi :
1 . Những đoạn văn hay :
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta,ai cũng có riêng
cho mình những kỷ niệm của một thời thơ ấu ,
hồn nhiên , trong sáng . Những kỷ niệm thân
thương ấy bao giờ cũng đi theo chúng ta
trong suốt cuộc đời . Nhà thơ Bằng Việt cũng
có riêng cho mình một thời thơ ấu khổ cực,
nhưng vô cùng hạnh phúc vì được sống bên bà .
Những kỷ niệm ấy đi theo nhà thơ trong suốt
cuộc đời và được nhà thơ hồi tưởng lại qua bài thơ
“Bếp lửa”.( Ngọc Trâm )
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ . Bài thơ Bếp lửa
được ông sáng tác khi còn là sinh viên học ngành
luật ở nước ngoài . Trong ông , hình ảnh về người
bà và hình ảnh bếp lửa luôn là kỷ niệm không thể
phai mờ.Bếp lửa thể hiện tình cảm bà cháu sâu nặng.
( Thanh Nhàn )
Mở đầu bài thơ , ta có thể dễ dàng bắt gặp được
ngay hình ảnh của bếp lửa :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa .
Điệp ngữ Một bếp lửa đã gợi cho chúng ta một
hình ảnh rất quen thuộc .Hình ảnh bếp lửa mới
ấm áp làm sao trong cái giá lạnh sương sớm.Ánh
lửa chờn vờn đúng như trong tâm trí của người
Cháu ở nơi phương xa. Hình ảnh bếp lửa ấp iu
nồng đượm còn gợi lại cho tác giả những yêu
thương chăm sóc của bà đã dành cho mình .
Chỉ bằng ba câu thơ mở đầu ngắn gọn nhưng đã
làm nổi bật chủ đề của cả bài thơ .(Tường Vi )
Kết thúc bài thơ là tình cảm sâu sắc của
tác giả dành cho người bà thân yêu :
Giờ cháu đã đi xa . Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà , niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhỡ:
-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
Lời kể chuyện nhẹ nhàng , hình ảnh thơ
đối lập . Một bên là cuộc sống hiện đại ,
một bên là hình ảnh bếp lửa thân thuộc
ở quê nhà . Cho dù tác giả sống trong
hoàn cảnh nào vẫn không quên
hình ảnh về bà và bếp lửa .Đó là tình
cảm chân thành của người cháu ở phương
Xa nhớ về bà .( Thanh Nhàn )
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa
biểu cảm và miêu tả , tự sự và bình luận.
Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo
hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh
người bà, là điểm tựa khơi gợi mọi kỷ
niệm , cảm xúc và suy nghĩ về bà và
tình bà cháu . Tác phẩm còn có tác dụng
giáo dục lớn về tình cảm gia
đình, quê hương . Ngọn lửa
tình cảm ấy luôn thắp sáng
trong lòng người đọc .
( Thúy Vy )
2 . Phần sửa lỗi :
a. Lỗi chính tả :
Xương tuyết
Sương tuyết
Giặt đốt làng
Giặc đốt làng
Niềm tinh
Niềm tin
Lập tứt
Lập tức
Đặt biệt
Đặc biệt
2. Lỗi hành văn :
…
Năm ấy là năm…..
Bố đi đánh…gầy
……
Với điệp khúc từ“đói” ,
tác giả cho người ta thấy
cái nạn đói vừa kéo dài
vừa khốc liệt . Làm cho
con người và súc
vật đều kiệt sức
…Với điệp từ “đói”, tác
giả cho chúng ta thấy
nạn đói năm ấy vừa
kéo dài vừa khốc liệt.
Nạn đói ấy làm cho cuộc
sống con người vô
cùng khó khăn .
… Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa ………………….
Câu thơ mang ý nghĩa sâu sắc người bà
luôn giữ một niềm tin lau dài
của người bà đối với bếp lửa.
……(Hảo )
…..Đoạn thơ mang ý nghĩa sâu sắc . Hình ảnh
người bà và bếp lửa luôn giữ được
niềm tin trong lòng nhà thơ.
Bằng Việt là nhà thơ thời kháng chiến
chống Mỹ. Bếp lửa là một trong những
bài thơ do ôngsáng tác , bài thơ ca
ngợi tình bà cháu của tácgiả dành
cho bà của mình .( Minh )
Bằng Việt là nhà thơ thời kháng chiến
chống Mỹ. Bếp lửa là một trong những
bài thơ do ông sáng tác . Bài thơ ca
ngợi tình bà cháu giữa tác giả và người
bà thân yêu của mình.
Bài thơ “Bếp lửa” được nhà thơ sáng tác
năm 1963 , nhà thơ Bằng Việt là
nhà thơ thời kháng chiến chống Mỹ ,
Bằng Việt làm thơ từ đầu những
năm 60 , bài thơ bếp lửa đã nói
lên tình cảm của ông dành cho bà.
(3 )Bài thơ “Bếp lửa” được nhà thơ sáng tác
năm 1963 . (1) Bằng Việt là nhà thơ thời kháng chiến chống Mỹ . (2 )Ông làm thơ từ đầu những năm 60 . (4 )Bài thơ đã nói lên tình cảm của ông dành cho người bà ở quê nhà .
Kết quả
28 HS trên TB
90%
3 HS dưới TB
10%
Chào tạm biệt !