Phòng Giáo Dục Huyện Dầu Tiếng
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ: Sinh - Họa - Nhạc
Người dự thi: TRẦM KỲ SANH
CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ
TỈNH BÌNH DƯƠNG (1975 – 2010)
Trả lời: Câu 1
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ I họp tại TX.Thủ Dầu Một. Đại hội được tổ chức 2 vòng:
Vòng 1: Diễn ra từ ngày 10 đến 20-11-1976, có 291 đại biểu tham dự. Trong 10 ngày làm việc đại hội đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận Đề cương Báo cáo chính trị, dự thảo Điều lệ Đảng (sửa đổi) và quán triệt sâu sắc hơn những vấn đề đường lối cách mạng của Đảng.
Vòng 2: Từ ngày 19 đến 30-4-1977. Đại hội một lần nữa quán triệt những nghị quyết cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Tổng kết thắng lợi của Đảng bộ, quân dân Sông Bé từ sau giải phóng 30-4-1975 đến năm 1977; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ trong thời gian qua; quyết định phương hướng nhiệm vụ và những mục tiêu cơ bản trong kế hoạch 5 năm và nhiệm kỳ hơn 2 năm của Tỉnh ủy; quyết định những mục tiêu, biện pháp cụ thể năm 1977; thảo luận và quyết định những nội dung, biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn diện của các cấp bộ Đảng trong tình hình mới và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 1976-1979.
- Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ I là sự kiện chính trị quan trọng nhất của địa phương - diễn ra trong hoàn cảnh sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta toàn thắng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào giai đoạn mới - giai đoạn hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Nhiệm vụ của Đảng bộ, quân, dân trong kế hoạch 5 năm (1976-1980):
- Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn diện của các cấp bộ Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và kiện toàn thêm một bước tổ chức chính quyền nhân dân các cấp.
- Nắm vững và thực hiện tốt 3 cuộc cách mạng, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, văn hóa, đẩy lên một bước phong trào thi đua lao động XHCN, cần kiệm xây dựng Nhà nước. Lấy sản xuất nông nghiệp làm trung tâm, hoàn thành căn bản việc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục trấn áp bọn phản cách mạng, ra sức củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội ở cả nội địa và biên giới.
- Xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể ngày càng vững mạnh về số lượng cũng
như chất lượng.
Trả lời: Câu 2
- Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ tỉnh là đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Thời gian tiến hành đại hội:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ IV họp từ ngày 28-10 đến 1-11-1986 tại TX.Thủ Dầu Một. Về dự đại hội có 358 đại biểu, thay mặt cho hơn 10.500 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ IV (11.1986 - 12.1991) gồm 58 đồng chí, trong đó có 13 đồng chí là ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 14 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Luông tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Lê Văn Thâm được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Đồng chí Trần Ngọc Khanh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngày 31-10-1989 đồng chí Trần Phong (Nguyễn Minh Triết) được Ban Bí thư chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé theo Quyết định 791/NQNS-TW.
- Đại hội Đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ tỉnh là đại hội đổi mới cách suy nghĩ, cách làm; đổi mới tư duy kinh tế; đổi mới phong cách làm việc gắn bó với quần chúng; đổi mới tổ chức cán bộ và hành động theo quy luật, giải phóng cho kỳ được lực lượng sản xuất hiện có, khai thác và phát huy mọi tiềm năng của tỉnh để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.
Trả lời: Câu 3
* 5 nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu quyết định tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh là:
- Kiên quyết điều chỉnh, bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu