BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY

Thứ bảy - 31/03/2018 10:14
 Ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy đang được cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên các trường THCS tỉnh Bình Dương nói chung, huyện Dầu Tiếng nói riêng quan tâm hưởng ứng, tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTT đã được nâng lên đáng kể, các trường đã có sự đầu tư về thiết bị, hạ tầng CNTT, phát triển nguồn nhân lực, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy bước đầu đã được triển khai áp dụng và đã đạt được những kết quả nhất định. Nhờ vào các dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Phòng Giáo dục huyện Dầu Tiếng đã triển khai và đưa vào sử dụng tại trường THCS các phần mềm như E.MIS (Education Management System), V.EMIS (Viet Nam Education Management Information System), VietSchool, SMAS Viettel…
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
           Tuy nhiên, thiết bị, hạ tầng CNTT ở các trường THCS hiện nay vẫn đang trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, một số cán bộ quản lý và giáo viên chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn định hướng của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được các cấp quản lý giáo dục (QLGD) quan tâm đúng mức, khả năng ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng chưa cụ thể, phù hợp.
          Từ những văn bản chỉ đạo và thực tiễn nêu trên đã đặt ra cho các trường THCS ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương một nhiệm vụ cấp bách, đó là phải tăng cường việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, công tác dạy và học, tìm ra cách thức tổ chức khoa học và hữu hiệu, tạo ra động lực, nhất thiết phải có những biện pháp thiết thực và cụ thể tác động đến đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh. Từ đó góp phần quản lý tốt, nâng cao chất lượng giáo dục cho huyện nhà.
            Để góp phần giải quyết những khó khăn về quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở các trường THCS của huyện, theo tôi cần thực hiện có hiệu quả một số nội dung và biện pháp cơ bản sau:
Một là: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
           Đối với cán bộ quản lý: phải có nhận thức đúng và hiểu rõ vai trò tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên về ứng dụng CNTT và xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát huy nội lực, tiềm năng của giáo viên. Cần nắm rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản về ứng dụng CNTT trong giáo dục – đào tạo nói chung, trong giảng dạy nói riêng, đồng thời sử dụng nhiều hình thức tác động để nâng cao nhận thức cho giáo viên.
           Đối với giáo viên: Ban giám hiệu phải thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, Chỉ thị của ngành thông qua các Hội nghị, các cuộc họp hội đồng sư phạm … Trên cơ sở văn bản của cấp trên, Ban giám hiệu phải cụ thể hóa thành kế hoạch của nhà trường và triển khai rộng rãi đến giáo viên để giáo viên xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, tự giác ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy.
Ban giám hiệu cần phải tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phải phát động sâu rộng đến giáo viên và đề ra các yêu cầu cụ thể về số tiết dạy ứng dụng CNTT để việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường. Qua phong trào này, giáo viên sẽ thấy được vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Từ đó, giáo viên thấy được trách nhiệm của mình đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường và có nhận thức đúng đắn hơn về ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
           Bên cạnh đó, Ban giám hiệu cũng cần  phải thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ của giáo viên về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp, cũng như động viên khích lệ đối với những đóng góp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đồng thời có những chấn chỉnh đối với những giáo viên có nhận thức chưa đúng về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy để họ có những nhận thức đúng đắn hơn.
Hai là: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
          Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giảng dạy, cán bộ quản lý và giáo viên phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp thu các nguồn tri thức mới vì CNTT thường xuyên thay đổi, nâng cấp về phần cứng cũng như phần mềm. Chính vì vậy, ban giám hiệu cần phải chủ động thực hiện các công việc sau:
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: dựa vào định hướng, kế hoạch phát triển nhà trường, nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế đội ngũ cán bộ GV, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT trước mắt cũng như lâu dài. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CNTT để phục vụ tốt cho hoạt động ứng dụng CNTT trong chuyên môn nghiệp vụ của mình.
  • Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường: Hiệu trưởng có thể tổ chức bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ GV bằng nhiều hình thức:
    • Mở các lớp Tin học để cán bộ, GV theo học. Sử dụng GV môn Tin học làm nòng cốt để giảng dạy. Bên cạnh đó, còn hướng dẫn cho GV cách sử dụng các phần mềm, sử dụng các thiết bị CNTT phục vụ cho công tác nghiệp vụ, công tác giảng dạy. Chỉ đạo GV Tin học biên soạn chương trình giảng dạy cho thiết thực, phù hợp với từng đối tượng GV. Đồng thời, cũng phải đảm bảo cho GV áp dụng tốt vào chuyên môn của mình.
    • Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề về ứng dụng CNTT để cán bộ, GV tham gia thực hành, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.
  • Tạo điều kiện và cử cán bộ, GV tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng: ngoài việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường, hiệu trưởng cần cử cán bộ, GV tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Nếu cán bộ, GV nào có khả năng, cần tạo điều kiện giúp đỡ họ đi học dài hạn để nâng cao trình độ về CNTT đáp ứng kế hoạch phát triển lâu dài của nhà trường.
  • Chỉ đạo, định hướng việc tự nghiên cứu về CNTT: với sự biến đổi nhanh chóng của CNTT, cán bộ, GV muốn cập nhật kiến thức thì phải biết tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải chỉ đạo đội ngũ cán bộ giáo viên trong việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ về CNTT. Đây là con đường rất cần thiết và có hiệu quả cao.
Ba là: Tăng cường hiệu lực của các chế định Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng CNTT.
             Chế định GD&ĐT gồm chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển giáo dục, các quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật (các Luật, Luật Giáo dục), văn bản dưới Luật (Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư …), văn bản quản lý của các cấp QLGD (Quy chế, Điều lệ …) và các văn bản chuyên môn, kỹ thuật (Nội dung, Chương trình, Phương pháp giáo dục, Kế hoạch …).
Để tăng cường hiệu lực các chế định GD&ĐT trong quản lý ứng dụng CNTT có hiệu quả, hiệu trưởng cần thực hiện các yêu cầu sau:
  • Cụ thể hóa các điều luật và quy định trong văn bản về chế định GD&ĐT nói chung thành các quy định cụ thể để điều chỉnh ứng dụng CNTT.
  • Nâng cao nhận thức của GV về chế định GD&ĐT phải tiến hành thường xuyên và có chất lượng.
  • Tận dụng tối đa sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh …) để góp phần tăng cường hiệu lực các chế định GD&ĐT trong quản lý ứng dụng CNTT.
  • Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ CBQL cấp tổ chuyên môn trong việc quản lý ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT.
Bốn là: Tổ chức việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của giáo viên.
          Ứng dụng CNTT trong giảng dạy không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp … Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến giảng dạy; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ; tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên giảng dạy…
          Chất lượng giờ lên lớp của GV phụ thuộc phần lớn vào PPDH, vì vậy hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo cho GV tăng cường ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH. Để việc ứng dụng CNTT của GV trong hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả cao, hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:
  • Tổ chức triển khai, phổ biến nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, tập huấn về ứng dụng CNTT trong từng bộ môn cụ thể do Sở GD&ĐT tổ chức. Những GV đại diện tổ bộ môn đi tham dự về có trách nhiệm triển khai, phổ biến lại cho những GV còn lại trong tổ bộ môn. Như vậy thì tất cả GV đều nắm vững nội dung, cách thức ứng dụng CNTT trong bộ môn của mình.
  • Hàng năm, tổ chức hội giảng chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy” để đội ngũ GV có dịp thể hiện năng lực ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, GV có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm để có những tiết giảng đạt hiệu quả cao nhất.
  • Tổ chức và chỉ đạo việc dự giờ định kỳ cũng như đột xuất đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT. Việc này có thể phân công cho tổ chuyên môn trực tiếp theo dõi và báo cáo. Tăng cường dự giờ đột xuất, sau khi dự giờ phải kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm theo chuẩn đánh giá đã xây dựng và phổ biến trước đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT.
Năm là: Phát triển các điều kiện và nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT.
          Cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng CNTT là điều kiện cần thiết cho việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Bên cạnh những thiết bị, hạ tầng CNTT được trang cấp, nhà trường cần phân bổ ngân sách hợp lý, cân đối nguồn thu chi để ưu tiên đầu tư, trang bị đồng bộ các thiết bị, hạ tầng CNTT còn thiếu. Đặc biệt, cần quan tâm việc đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống máy tính, mạng LAN, mạng Internet, máy chiếu … để đảm bảo nhu cầu ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV. Khi trang bị mua sắm thiết bị, hạ tầng CNTT cần phải có tầm nhìn xa, phải chú ý đến tính đồng bộ của các thiết bị, việc mua sắm phải phù hợp với tình hình, đặc điểm của nhà trường. Đồng thời cần phải chú ý đến việc mua sắm, trang bị những thiết bị, hạ tầng CNTT hiện đại và hạn chế những thiết bị, hạ tầng CNTT lạc hậu không còn phù hợp.
          Nhà trường cần tích cực chủ động đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT. Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn kinh phí ở Hội cha mẹ học sinh, các nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn, tìm kiếm cơ hội từ các dự án về CNTT của các cấp, khai thác thêm các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước … để tăng cường mua sắm, trang cấp thiết bị, hạ tầng CNTT, đặc biệt là các thiết bị, hạ tầng CNTT hiện đại, tần suất sử dụng nhiều, phục vụ thiết thực cho việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy và học.
Tóm lại: Với sự thay đổi căn bản về mô hình giáo dục trong trường học hiện nay, vai trò của CNTT càng trở nên đặc biệt quan trọng. Chính vì thế, các trường THCS trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở trên để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho huyện nhà.

Tác giả: Ths Hoàng Ngọc Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,469
  • Tháng hiện tại39,898
  • Tổng lượt truy cập3,315,985
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây